All for Joomla All for Webmasters

Đừng nói “Em tưởng”. Thực tế và chủ động lên thôi!

Chắc trong sự nghiệp đi học và làm việc, nhiều bạn đã từng không ít lần bắt đầu câu bằng “Em/Mình tưởng là….” với sếp. Mình ngày xưa cũng vậy. Nhưng đến bây giờ, trải qua khá nhiều môi trường và vị trí, có lẽ câu mình sợ và không muốn nghe nhất cũng chính là câu này. 

Với mình, “Em tưởng….” cơ bản chỉ là một sự biện minh. Sự biện minh để chống chế cho những việc không hoàn thành hay sự cẩu thả. Sự biện minh cho việc chẳng có trách nhiệm với những gì mình đang làm và với đồng nghiệp. Khi nói câu này tức là bản thân mình đang không chắc chắn với những gì sắp nói ra, vậy thì sao có thể thuyết phục được người khác?

Khi làm việc gì hay báo cáo gì với sếp, mình luôn tự hỏi “Đây đã là sản phẩm tốt nhất của mình chưa?” Cái tốt nhất ở đây có thể chưa phải hoàn hảo, nhưng cần chắc chắn mình đã làm đủ research, đã cẩn thận hơn và rút kinh nghiệm từ những lần trước, đã chủ động thắc mắc để được cải thiện, từ đó đưa ra sản phẩm thuyết phục bản thân nhất.

Hồi qua Philippines nghiên cứu, yêu cầu của thầy là mỗi 3 tuần cần gửi 1 báo cáo, mình có hỏi “Vậy em gửi 2 bài có được không vì em muốn cải thiện cả kỹ năng writing của mình nữa?”. Tới ngày tốt nghiệp, thầy có nói trong bài phát biểu là:

“Normally, students are often chased to meet the deadline, but with Mi, it was another way around. Sometimes, she even chased me to give her feedback – *Hey G, I think it’s time to have a meeting.*”

Sẽ không có người sếp nào hay người thầy nào không muốn hướng dẫn để bạn tiến bộ và phát triển cả. Vì chỉ khi bạn hoàn thành công việc và thành công thì sếp cũng mới thành công.

Mình luôn (n lần) nói với các bạn: “Có vấn đề gì hay cần hỗ trợ hãy đừng ngại hỏi, thậm chí hỏi đến tận cùng vấn đề. Tốt nhất là bản thân nên tự tìm hiểu trước, sau đó hỏi để đào sâu thêm kiến thức, hoặc có nhiều góc nhìn khác để củng cố thêm cho sản phẩm và hiệu quả của mình. Chỉ cần đừng hỏi những gì mà google có thể trả lời trong 5s là được.”. Như vậy sẽ hạn chế rất nhiều trường hợp “Em tưởng…” với sự phỏng đoán chung chung, cảm tính, thậm chí lười biếng.

Đôi khi chỉ cần thêm 1 chút chủ động, 1 tý cẩn thận, 1 xíu chỉn chu và trọn vẹn trách nhiệm là đã có sự khác biệt đáng kể rồi.

Một sản phẩm tốt, một công việc hiệu quả không thể làm ra bởi những người có thái độ làm việc hời hợt, thiếu trách nhiệm. Trên thực tế, ít ai quan tâm tới việc tại sao bạn không hoàn thành công việc cùng 1000 lý do khác nhau. Cái họ nhìn vào là kết quả và hiệu quả cuối cùng. Con số và chất lượng sản phẩm đều không biết nói dối.

Đừng ngại làm nhiều hơn cái JD hiện tại. Trở thành 1 người được trân trọng, được cơ hội “săn đón”, hay thành 1 người “cô đi vắng chợ vẫn vui” đều là lựa chọn của bạn. 

Những cách cơ bản để chữa bệnh “Em tưởng…”:

  1. Xác định vấn đề cần giải quyết/ học hỏi.
  2. Tự tìm câu trả lời trong khả năng: google, bạn bè, người thân etc.
  3. Chủ động check lại với sếp/mentor về kiến thức và định hướng giải quyết.
  4. Học hỏi, rút kinh nghiệm và giải quyết vấn đề. Nếu có khúc mắc, quay lại bước đầu tiên.

Một số cách ứng xử không nên:

  • Không hỏi chuyện công việc ngoài giờ làm việc nếu không phải vấn đề cấp bách. Ai cũng có cuộc sống cá nhân cần được tôn trọng. Nếu bạn làm việc cho người khác hay đơn giản là học sinh thì đều nên làm việc theo giờ của sếp/thầy cô chứ không phải ngược lại. Trừ phi họ đồng ý cho bạn làm điều đó trong phạm vi nhất định.
  • Không hỏi sát deadline nếu không phải là việc khẩn cấp. Bạn có thời gian để làm việc thì sếp/mentor cũng cần vậy, bạn cơ bản không có quyền yêu cầu họ phải giải quyết vấn đề của bạn ngay lập tức khi bạn đã có cả tuần hay vài ngày trước đó để xử lý. Nếu có lần nào sếp trả lời thì đó là vì công việc lớn chung chứ không phải vì bạn nên đừng take it for granted.
  • Không để sếp hỏi ngược lại về deadline vì sếp không phải personal assistant của bạn. Nếu chưa kịp hoàn thành công việc hãy chủ động xin lỗi và giải thích, đưa ra cách xử lý để không ảnh hưởng tới công việc chung. Sếp cũng có những deadline cần làm, bạn không phải là người duy nhất có việc.
  • Không nên hỏi lại các vấn đề đã từng hỏi. Chủ động ghi chép và ghi nhớ.

Dạo này ít được đi đâu, mình lại muốn viết về những điều khác xung quanh cuộc sống chứ không chỉ là những câu chuyện “anh em 4 bể là nhà”. Hội chứng “Em tưởng là…” “Em nghĩ là…..” hy vọng sẽ sớm tan biến như những cơn mưa bão mấy ngày nay. 

“Các bạn ý tưởng là làm việc với chị Mi vừa hiền vừa dễ tính đó!”

🙂

Facebook Comments

You Might Also Like

1 Comment

Leave a Reply