All for Joomla All for Webmasters

Kinh nghiệm transit tại Dubai [P1:Những thông tin cần biết]

Thực ra đây là nơi cuối cùng mình đến trong chuyến đi vừa rồi, nhưng vẫn sẽ quyết định viết đầu tiên vì thấy các chuyến “du lịch ké” kiểu transit trên blog mình đang hot quá, hè này lại có nhiều người bay, nên mình xin tiếp tục series này bằng chuyến transit tại Dubai trong 23 tiếng vừa rồi để mọi người có thêm động lực nhé!

1. Tại sao nên đi “du lịch ké” theo cách transit?

Với mình, “du lịch ké” theo kiểu transit khá có lợi trong cả 1 hành trình vì mình sẽ được đi thêm 1 nước nữa mà không mất thêm phí vé máy bay, lại tiết kiệm thời gian.

Du lịch transit phù hợp với tham quan ngắm cảnh, check-in vui vẻ. Không phù hợp với nghiên cứu văn hoá, các bạn thích kiểu slow-travel.

Du lịch transit phù hợp với các bạn sức khoẻ tốt, có thể ăn fast-food qua ngày, có thể đi bộ nhiều, thậm chí ngủ ghế sân bay chờ tới sáng. Không phù hợp với các bạn không có những điều trên.

Du lịch transit phù hợp với các bạn thích nghiên tự cứu mày mò chuẩn bị cho chuyến đi của mình, vì thời gian transit không nhiều nên nếu không biết cách tận dụng tối đa thời gian bạn sẽ hầu như không làm được gì. Không phù hợp với các bạn chỉ quen book tour trọn gói chờ người khác dẫn đi.

Tham khảo transit tại Doha, Qatar ở đây.

Tham khảo transit tại Hàn Quốc (Incheon) ở đây.

2. Lịch trình bay:

Nếu muốn đi du lịch kiểu transit như thế này, bạn thường phải book những chuyến bay có thời gian transit ít nhất từ 8 tiếng trở lên, hoặc không thì đổi vé để có nhiều thời gian ở lại nước mình chọn transit lâu hơn.

Vì không có chuyến bay thẳng HAN – AMS nên mình luôn phải chọn bay nối chuyến. Lần này mình săn được vé giá rẻ của Emirates nên lịch trình của mình là:

  • Chiều đi: HAN – DBX (Dubai) – AMS (transit 3 tiếng nên ko có gì để viết)
  • Chiều về: AMS – DBX – HAN (transit 23 tiếng nên có rất nhiều điều để viết haha)

3. Visa

Ở Dubai không có free transit tour như Doha và Incheon, vì vậy muốn qua cửa hải quan bạn phải xin visa mất phí và thông qua hãng Emirates. Thường chỉ có hãng hàng không Emirates transit ở Dubai và làm được visa loại này, nếu bạn bay tới Dubai bằng hãng khác thì sẽ phải tự làm dịch vụ bên ngoài.

Các bước xin visa với Emirates như sau:

  • Bước 1: Book vé bay của bạn với hãng hàng không Emirates, lựa chọn chuyến có thời gian transit ít nhất 8 tiếng, dài nhất 96 tiếng.
  • Bước 2: Trước ngày bạn tới Dubai 30 ngày, trên booking của bạn sẽ có mục Apply for UAE Visa. Click vào và điền thông tin theo form online.
  • Bước 3: Trả tiền visa
  • Bước 4: Nhận thư confirmation
  • Bước 5: Chờ 2 ngày và nhận visa qua Email.
  • Bước 6: Nhớ in ra :))

*** Note quan trọng:

  • Emirates không phải là nơi cấp Visa, mà công ty VFS Global mới là bên sẽ thực hiện các thủ tục làm visa cho bạn. Vậy nên đừng ngạc nhiên nếu khi click vào link apply visa bạn được dẫn đến trang của VFS.
  • Các loại phí: Về thông tin và phí visa các bạn có thể tham khảo tại đây: http://bit.ly/Dubai_transit_visa_Emirates.
  • Tuy nhiên, thực tế, bạn sẽ phải trả những chi phí sau trong lúc thanh toán online:
    • Visa Fee: $45
    • Service Fee: $33.64 (phí của VFS)
    • Incidental Charges (chi phí phụ): $55.11
    • Deposit: $272.50
    • => $406.25/visa

Tuy nhiên, phí deposit chỉ để chắc chắn bạn sẽ rời khỏi UAE sau thời hạn 96 giờ của visa. Số tiền này sẽ được trả lại vào thẻ khi bạn rời khỏi UAE.

=> Chi phí chính thức: $133.75/ visa transit tại Dubai trong 96hrs vào UAE.

***Update:

Sau khi được VFS trả lại tiền thì số tiền mình được trả lại còn nhiều hơn số mình deposit haha. Vậy nên các bạn cứ mạnh dạn đăng ký nhé!

Nếu bạn trả bằng creditcard thì tiền sẽ về vào bill cuối tháng tiếp theo nha!

UAE Visa

Cái visa nhận được nó sẽ như thế này

4. Một số thông tin khi transit tại Dubai

4.1 Gửi hành lý ở sân bay

Không giống như ở sân bay Incheon – ngay trong khu transit đã có quầy để bạn có thể gửi hành lý xách tay của mình để đi chơi. Ở sân bay Dubai, bạn cần qua cửa hải quan, tới khu Arrival, sau đó tìm biển chỉ dẫn vào khu Leave Luggage để gửi.

Dịch vụ này có ở Terminal 1 và 3, không có ở Terminal 2 và làm việc 24/7 nên lúc nào cũng có người trực.

Chi phí: 25 AED (~$7)/hành lý không có đồ điện tử (laptop/máy ảnh etc.)/12 giờ

               30 AED (~$8)/hành lý có đồ điện tử/12 giờ

Note: Khi nào bạn lấy đồ mới phải thanh toán. Chỉ nhận thanh toán bằng thẻ, không dùng tiền mặt.

4.2 Phương tiện di chuyển

Sau khi nghiên cứu bản đồ và các phương thức đi lại, mình thấy di chuyển ở thành phố Dubai bằng phương tiện công cộng như Metro và Bus khá dễ, tuy nhiên còn ít điểm dừng nên đôi khi cần đi bộ nhiều để tới 1 bến xe bus.

Bến chờ xe bus ở Dubai rất xịn, phòng chờ có điều hoà mát lạnh nên nếu đi ra đi vào nhiều cẩn thận bị shock nhiệt.

Phòng chờ xe bus rất mát hihi

Phòng chờ xe bus rất mát hihi

Metro ở Dubai hiện có 2 tuyến Red Line (Đỏ) và Green Line (Xanh lá). Red line của Dubai dài khoảng 52.1km, kéo dài tới gần cuối thành phố, và là đường metro không người lái dài nhất thế giới hiện hay.

Dubai Metro Map

Dubai Metro Map

Những điểm mình highlight là những điểm mình qua theo hành trình, tất nhiên có 1 số nơi mình đi cả xe bus nữa. Và điểm đầu tiên là Terminal 3 chứ ko phải 2 (bản đồ này bị lỗi)

Để đi lại trong Dubai bằng phường tiện công cộng phải dùng Nol Card. Nol Card có nhiều loại, nhưng với du lịch ngắn ngày thì sẽ có 2 loại chính cần tìm hiểu được đánh dấu trong bảng sau (những cái còn lại phù hợp với người ở dài ngày).

Nol Card Price

Nol Card Price

Sau khi tính toán về các địa điểm và số lượt đi, mình quyết định mua vé One day ticket cho tất cả các zone (~$5) cho đỡ phải nghĩ và tìm chỗ mua vé từng lượt. Vé mua ngay ở quầy trong ga metro.

Nol Card Dubai

Nol Card Dubai

4.3 Các app hữu dụng khi transit tại Dubai

Có một số app luôn theo mình trong suốt các hành trình, ở Dubai mình sử dụng những app sau:

Các apps sử dụng ở Dubai

Các apps sử dụng ở Dubai

Tham khảo các Websites và Apps hữu ích khi đi du lịch chung tại đây.

4.4 Tiền tệ

Dubai tiêu đồng Dirham (AED). Tuỳ vào mức độ tiêu mà các bạn có thể đổi 1 lần tiền mặt ở sân bay, tiêu không hết có thể đổi lại.

Kinh nghiệm của mình là nên đổi ít hơn số tiền mình định tiêu để chi trả cho những thứ lặt vặt vì chủ yếu là đi chơi. Còn nếu định đi shopping mua đồ giá trị thì trả thẻ là tiện nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản đầu tiên để các bạn có thể chuẩn bị cho chuyến hành trình của mình nếu có ý định ghé qua Dubai.

Thành phố Dubai là một trong 7 tiểu vương quốc của đất nước Ả Rập, nằm trong khối thống nhất tại phía Nam của vịnh Ba Tư. Nơi đây là một tiểu vương quốc có số dân rất đông do vậy diện tích của Dubai lớn thứ 2 trong khối 7 tiểu vương quốc. Với một nền kinh tế phát triển vượt bậc Dubai có rất nhiều tòa cao ốc chọc trời thi nhau mọc lên với tốc độ chóng mặt. Có thể nói những nguồn thu nhập chính của Dubai dựa vào công nghiệp dầu khí, kinh doanh bất động sản và du lịch.

Phần 2 của Kinh nghiệm transit ở Dubai mình sẽ nói nhiều hơn về các địa điểm mình đã đi, những góc sống ảo đẹp ngây người, về “bông hoa sa mạc” yêu kiều với những cái Nhất đáng tự hào của người dân nơi đây.

Facebook Comments

You Might Also Like

13 Comments

  • Reply
    Le
    August 25, 2018 at 2:57 am

    Chào bạn!
    Bạn cho mình hỏi. Mình đang làm visa quá cảnh tại Dubai (1 ngày). Trong mục Detail Contact in UAE, mình không dự định ở KS tại Dubai, dù tick vào ô NO nhưng phần đó vẫn bắt buộc điền. Mình có tham khảo visa của bạn nhưng lúc điền vẫn sai sót vài chỗ. Bạn có thể chỉnh giúp hoặc gửi cho mình nội dung phần host/hotel mình tham khảo được ko?
    Mình cũng ghi như bạn:
    Hotel/Host: Emirates Airlines-Intranet
    P.O Box: 686, 2/2/18881
    City: DUBAI
    Tel: 971 4 2044856
    Vậy mình đã viết sai chỗ nào mà vẫn không nộp được? Mong bạn trả lời giúp mình sớm nhất có thể. Cảm ơn bạn nhiều!

    • Reply
      Mimidory
      August 27, 2018 at 5:05 pm

      chào bạn, mình đã nhắn bạn qua facebook rồi đúng ko? Chúc bạn thành công nhé!

      • Reply
        Ashley
        December 26, 2019 at 6:25 am

        Chào bạn, mình cũng đang gặp trường hợp tương tự khi điền host information vì ko có hotel. Mình cũng điền giống bạn mà ko có được. Liệu bạn có thể chỉ cho mình?

        • Reply
          Mimidory
          December 26, 2019 at 9:17 am

          Ủa bạn điền là gì thế vì m cũng ko nhớ lắm ?. Nếu bắt buộc phải điền thì hoặc bạn điền N/A hoặc địa chỉ đại sứ quán VN vào nếu ko qua đêm ở đó xem sao 😉

          • Ashley
            December 27, 2019 at 3:24 am

            haha. Thì mình điền
            Hotel/Host: Emirates Airlines-Intranet
            P.O Box: 686, 2/2/18881
            City: DUBAI
            Tel: 971 4 2044856
            giống như trong tờ bạn chụp và bạn trên điền đó =))))

          • Mimidory
            January 6, 2020 at 2:29 pm

            hiu, vậy tình hình bạn xin visa thế nào rồi?

  • Reply
    Thong Nguyen
    June 22, 2019 at 11:37 am

    Chào chị,
    Tháng tới em sẽ bay hãng Emirates từ TPHCM đến Amsterdam và quá cảnh ở Dubai 11 tiếng. Em có đọc thấy ở đâu đó là nếu có visa Shenghen thì sẽ dc free transit visa. Em muốn hỏi chị là có ko ạ hay vẫn phải apply tại nhà và nộp phí transit visa $133. Em cảm ơn ạ!

    • Reply
      Mimidory
      August 12, 2019 at 3:42 pm

      Ở Dubai vẫn phải nộp phí như thường em nhé. Chị có hướng dẫn trên kia đó em, chị có mấy cái visa Schengen, visa Mỹ mà ko đc hơn gì đâu ?. Ở Doha thì đc miễn phí nhé!

    • Reply
      Mimidory
      August 23, 2019 at 8:56 am

      Vẫn phải nộp phí như thường em nhé!

  • Reply
    Maigo Chan
    December 22, 2019 at 10:04 pm

    Mình đăng ký visa qua etihad cho visa transit. Họ có mục bản scan passport, cái này mình chỉ cần scan tờ passport có thông tin của mình là ok phải ko bạn, có cần phải scan nguyên cuốn passport không? Mong hồi âm của bạn m(_ _)m

    • Reply
      Mimidory
      December 26, 2019 at 9:12 am

      Nếu m nhớ ko nhầm thì mình sẽ cần scan cả cuốn đó bạn ah ?

  • Reply
    Huy
    February 20, 2020 at 1:13 pm

    chào bạn, mình có chuyến qua qua Dubai quá cảnh mất 13 tiếng, mình có hành lý ký gửi. Nên mình muốn hỏi 2 vấn đề:
    – nếu mình không muốn vào Dubai, ngồi chờ 13 tiếng trong sân bay thì hành lý của mình có tự chuyển lên chuyến bay sau không?
    – nếu mình vào Dubai, vậy là sau khi qua hải quan thì phải lấy hành lý ký gửi, rồi sau đó lại phải checkin chuyến bay sau đúng không bạn?
    mình cảm ơn.

    • Reply
      Mimidory
      February 20, 2020 at 3:54 pm

      Chào bạn, mình trả lời bạn các câu như sau nhé: Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
      1. Bạn mua 2 vé: X – DBX và DBX – Y => trường hợp này bạn phải lấy hành lý và check-in lại

      2. Bạn mua 1 vé: X – DBX – Y (X tới Y nhưng transit ở DBX) => trường hợp này bạn không phải lấy hành lý mà chắc chắn hành lý sẽ được check through tới địa điểm cuối cùng. Bạn chỉ cần ra ngoài với visa transit và cầm theo hành lý xách tay thôi.

      Hy vọng mình trả lời được câu hỏi của bạn ^^.

    Leave a Reply