All for Joomla All for Webmasters

Các website và ứng dụng du lịch hay ho [và một số Pro Tips của bản thân]

Packing for an expedition <3

Mình đang lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới, tự dưng nhận ra mỗi lần đi là vận dụng không biết bao nhiêu website và app để có được chuyến hành trình với tiêu chí “Pay Less – Experience More”. Hôm nay để khởi động lại cái blog mốc meo gần nửa năm mình sẽ viết lại tổng hợp những kinh nghiệm với website và ứng dụng du lịch (app du lịch) để mọi người cùng tham khảo nhé ;).

1. Gợi ý cách đi và di chuyển

Mục này sẽ phù hợp hơn cho những chuyến đi dài hay có nhiều điểm đến. Trong 1 hành trình, bạn có thể lựa chọn nhiều loại hình phương tiện khác nhau từ máy bay, tàu hoả đến xe bus… vì không phải ở đâu cũng có thể bay đến dễ dàng được. Do vậy, một website gợi ý các phương án kết hợp và đưa ra khoảng dao động giá tham khảo là vô cùng hữu ích trong việc định hình chặng đường đi, thời gian và phương tiện di chuyển.

=> Rome2rio.com là sự lựa chọn cool nhất của mình. Rome2rio (có cả app cho điện thoại) cho phép bạn lập kế hoạch một hành trình qua nhiều điểm đến, có nối bản đồ để dễ hình dung, gợi ý cho bạn cả phương tiện và lộ trình, thời gian ước tính để di chuyển tới sân bay.

2. Book vé máy bay

Quy trình “săn” vé của mình trên các website và ứng dụng du lịch thường đi theo flow sau:

skyscanner => website hãng hàng không => mua trực tiếp từ web hoặc gọi điện đến tổng đài đại diện hãng hàng không

2.1 Bắt đầu với Skyscanner

Đây là một search engine về các đường bay cũng như giúp mình so sánh giá vé các chặng. Thực ra có rất nhiều các search engine khác về vé máy bay, nhưng mình thường có cảm giác mua qua bên thứ 3 sẽ gặp rủi ro nhiều hơn (VD: không đổi được tên, hành trình etc.) và đôi khi giá cũng đắt hơn, vì vậy việc dùng search engine ban đầu với mình chỉ để có những ước tính ban đầu về chi phí vé và đường bay của các hãng hàng không (bay bao nhiêu tiếng? bao nhiêu lần transit? transit bao lâu? etc.).

Cái này cũng sẽ có ích cho bạn nào có ý định transit lâu thật là lâu để loăng quăng như mình (19h ở Hàn Quốc19h ở Doha) hoặc transit ngắn rồi đi luôn.

2.2 Vào các website hãng hàng không

Vì lý do không thực sự tin tưởng vào các bên thứ 3 (mình nằm trong nhóm rất hay gặp sự cố bất thình lình :)) ) khi xử lý rủi ro nên sau khi tìm được đường bay và giá vé ưng ý mình sẽ vào thẳng website của hãng hàng không để check giá vé lần nữa. Có một điều mình thấy mọi người hay hơi…vội mỗi khi đặt vé, đó là: không đọc kỹ Điều kiện (Terms and Conditions) và tìm hiểu kỹ các chương trình promotion hãng hàng không đưa ra, vì đôi khi họ sẽ “giấu” nó ở đoạn nào đó mà không để ý sẽ thiệt cho mình ý ^^.

Mình không nói đến các website của các hãng hàng không quốc gia (vì giá vé luôn đắt hơn, trừ phi canh được super promotion), đây là một số web của các hãng hàng không giá rẻ tới một số nơi mình từng đặt:

* Bay trong Đông Nam Á

**Pro Tips:

  • Nếu là 1 *ticket hunter* chính hiệu thì nên săn vé asap, không thì cũng tầm 2 tháng để canh những đợt promotion của hãng.
  • Jetstar có chính sách Giá vé rẻ nhất: Nếu bạn tìm được vé của hãng khác có ngày đi về, địa điểm giống vé bạn đang tìm trên Jetstar (cho phép thời gian xuất phát trước/sau thời gian của Jetstar 1 tiếng) mà rẻ hơn thì hoàn toàn có thể gọi điện cho Jetstar và hưởng mức vé rẻ hơn hãng kia 10%.
  • VNA có promotion hàng tuần cho một số đường bay trong nước (giá thậm chí rẻ hơn của các hãng giá rẻ) nên mở ra check mỗi đầu tuần cũng không tệ 😀

*Bay trong Châu Âu (khối Schengen)

**Pro Tips:

  • Vì là vé rẻ nên điều kiện hành lý khá nghiêm ngặt (số kg, số túi được mang theo…), cần chú ý để ko bị trả thêm phí khi ở sân bay.
  • Check-in online + in boarding pass trước cho đỡ tốn thời gian (một số hãng như Wizzair nếu ra sân bay check in sẽ bị charge thêm 10e).
  • Do giá rẻ nên các sân bay thường xa trung tâm, cũng nên cân nhắc cả chi phí nội địa đến sân bay, không nếu cộng lại lại bằng giá vé bình thường thì hơi mất công (^~^;)ゞ.

Ngoài ra khi đi trong châu Âu còn có 1 lựa chọn khác là đi tàu rất dễ dàng. Trang Travelpx.net đã có một bài review rất chi tiết về Kinh nghiệm đi du lịch bằng tàu ở châu Âu nên mình dẫn link luôn để mọi người cùng tham khảo ^^.

Note là đôi khi đi bằng tàu còn đắt hơn máy bay ¯\_༼ ಥ ‿ ಥ ༽_/¯.

2.3 Gọi điện đến tổng đài

Ý mình ở đây là văn phòng của hãng hàng không tại nơi bạn ở, không phải đại lý (thường áp dụng với các hãng hàng không quốc gia lớn) để check lại giá vé lần cuối và hỏi thêm một số nhu cầu (nếu cần) vì đôi khi mua trên website sẽ phải trả thêm phí dịch vụ.

VD: Mình mua vé Korean Air từ HAN – AMS ở văn phòng của hãng tại HN với giá rẻ hơn gần 1tr. Hay mình có ra vp của Singapore Airlines hỏi về ưu đãi kg cho sinh viên và được thêm 5kg khi đi du học.

3. Lựa chọn chỗ ở

Chỗ ở thì mọi người có lẽ không xa lạ gì với những site như Airbnb, Booking.com, Hostelworld etc. Thời gian đầu mình cũng ngồi check rất nhiều trang để so sánh, nhưng sau đó kinh nghiệm rút ra để tránh mất thời gian và đạt hiệu quả tối ưu mình chỉ chọn 1 trong 2 trang sau:

3.1 Booking.com:

Luôn có deal tốt từ hostel đến hotel. Thời gian linh hoạt. Miễn phí huỷ phòng. Trả tiền sau khi ở.

**Pro Tips:

  • Hoàn toàn có thể book một vài phòng khi có deal tốt và cancel dần sau khi đã xem xét kỹ và quyết định.
  • Không phải chỗ nào cũng có chính sách Free cancellation nên cần chú ý khi đặt (mặc dù hầu hết là có)
  • Booking có chính sách Best Price Guarantee: Gần giống như Jetstar, nếu bạn tìm thấy phòng ở đâu có giá thấp hơn giá ở Booking thì hoàn toàn có thể claim và được refund phần chênh lệch.
  • Chính sách Refer friends của Booking: chỉ cần bạn của bạn đặt phòng qua link mà booking cung cấp cho bạn thì bạn sẽ nhận được $15 và bạn của bạn sẽ được refund 10% sau khi ở. Đây là link giảm giá booking của mình, bạn nào có nhu cầu đi du lịch thời gian tới có thể đặt qua và nhận 10% refund, sau đó chia sẻ link của bạn cho người khác 😀
  • Sau khi hoàn thành 5 booking, bạn sẽ được nâng cấp lên Genius Programme với extra 10% discount cho các lần đặt phòng tiếp theo.

3.2 Couchsurfing:

Phù hợp với solo travel, budget travel (vì đây là cộng đồng chia sẻ nên hầu hết không phải trả phí ở), muốn tìm hiểu văn hoá địa phương và kết bạn.

**Pro Tips:

  • Xây dựng profile của mình thật cẩn thận (và hấp dẫn). Vì để đồng ý cho 1 người lạ đến ở nhà mình free nên mọi trao đổi trên cf dựa vào Niềm tin và Cảm tính rất nhiều. (đặt mình là host xem bạn mong muốn gì khi cho 1 khách lạ đến ở và bạn sẽ hiểu :D). Nếu mọi người muốn tham khảo profile của mình trên couchsurfing có thể click vào đây 😀
  • Luôn xem xét kỹ các review nhà host xem có vấn đề gì không phù hợp không.
  • Hãy gửi tin nhắn khi bạn thực sự muốn đến ở và nên viết 1 message chân thành thể hiện được tại sao chủ nhà đó lại hợp với bạn, hay để họ thấy bạn là người thú vị trong nhà họ.

Mình không thích airbnb lắm vì mình là đứa hay thay đổi kế hoạch mỗi khi nảy ý tưởng gì hay ho nên việc trả tiền trước và không được hoàn lại không lý tưởng lắm với mình hehe ┐(´∀`)┌.

4. Đi lại trong khu vực

  • Phương tiện công cộng: Các nước châu Á thì mình không chắc lắm nhưng các nước châu Âu thì hầu như nước nào cũng có 1 app giao thông về lịch trình cũng như hướng dẫn chi tiết các phương tiện công cộng khá rõ ràng và dễ sử dụng. Ví dụ như Hà Lan là 9292, Hungary là BKK hay Áo là OBB…. Với app này chỉ cần nhập điểm đi và đến, thời gian xuất phát là có thể biết cách đi như thế nào (đi bộ bao nhiêu m? đón tàu/bus/tram từ trạm nào đến trạm nào? Số bao nhiêu? Đi hết bn thời gian?…)
  • Bản đồ giấy: Việc đầu tiên xuống sân bay hay ga trung tâm (nếu đi đường tàu) là phải kiếm được bản đồ thành phố + bản đồ giao thông (tram, bus, metro…) để tham khảo một số địa điểm và có cái nhìn tổng quan định hướng về thành phố.
  • Bản đồ offline: maps.me là lựa chọn tuyệt vời vì không phải lúc nào bạn cũng có internet. Thêm nữa bạn có thẻ download bản đồ của từng thành phố nên không sự điện thoại bị tốn nhiều dung lượng nhé ^^.
  • Cuối cùng, nếu đi du lịch thì nên mua vé phường tiện công cộng 24h/48h/72h, sẽ rẻ hơn rất nhiều so với trả từng lượt nếu bạn có lịch trình cần di chuyển nhiều.

5. Note lại kế hoạch

Thường phần này mình sẽ làm khi đi du lịch theo nhóm hoặc đi nhiều địa điểm để có cái nhìn tổng quan về lịch trình và chi phí ban đầu (di chuyển + chỗ ở) của chuyến đi. Mỗi người chắc sẽ có 1 cách lập kế hoạch riêng, nhưng quan điểm của mình thì không cần quá chi tiết ngày nào làm gì (vì mình rất hay có trò đi chơi ngẫu hứng). Mình share 2 sheet kế hoạch trong 1 chuyến đi qua BarcelonaMadridLisbon của mình để mọi người cùng tham khảo cho vui nhé ^^

This slideshow requires JavaScript.

6. Một số app du lịch thú vị khác:

  • Google Translate
  • TripAdvisor
  • Travel Safe: Thông tin cần thiết khách du lịch cần phải có trong những trường hợp nguy cấp. Thông tin này bao gồm số điện thoại cảnh sát, bệnh viện địa phương, cách liên lạc với đại sứ quán gần nhất… của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
  • Các ứng dụng chụp và chỉnh sửa ảnh (tất nhiên rồi :)) )

Loanh quanh có một vài kinh nghiệm sử dụng các website và ứng dụng du lịch mình tổng hợp được từ các chuyến đi của mình. Chi tiết hơn tại mỗi nước (ăn chỗ nào, ở đâu etc.) mọi người có thể tham khảo trong từng bài lẻ của mình nhé ^^, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn đã – đang – và sẽ có kế hoạch vi vu thời gian sắp tới. Và nếu ai có app du lịch nào hay ho hay sử dụng cũng chia sẻ với mình nhé để mình update <3.

Đi làm rồi mới thấy thời gian đi học quả là vua thời gian các cậu ạ ?. Mặc dù thằng bạn mình bảo bây giờ là *less time but more money, so maybe blessing and a curse* lolz.
Bao nhiêu kinh nghiệm loăng quăng mình tích luỹ được cũng từ đó mà ra nên nếu có cơ hội thì hãy đi đi đi và đi thôi, vì nếu không bước chân ra ngoài thì sẽ không thể thấy được thế giới cun ngầu thế nào đâu <3.
Facebook Comments

You Might Also Like

3 Comments

  • Reply
    sildi07
    February 22, 2018 at 11:37 am

    Lâu rồi ko ghé blog bạn, đầu năm qua đây chúc mừng năm mới. Chúc bạn một năm vui vẻ bình an nha :’D.

    Nếu chẳng may bạn có qua Mỹ thì có thể bay của Southwest airline, mô hình low-cost của Ryanair lấy cảm hứng từ các bạn này đó. Hãng này vé rẻ mà dịch vụ như bay nước ngoài, free 2 hành lý gửi 23kg/cái + free 2 xách tay lên cabin, dịch vụ cũng tốt. (Lần cuối mình bay southwest khoảng hơn 1 năm trước nên có thể thông tin sai lệch, nên check lại web chính thức) Đi lại giữa các thành phố trong Mỹ có thể đi bus. Mình mới thử Greyhound và Megabus khá là ổn. Vào trong thành phố lớn thì có phương tiên công cộng như bus hay metro, còn ngoài ra sang các town nhỏ xung quanh city thì cần có ô tô nên cũng hơi bất tiện.

    Mình cũng toàn đặt vé trên trang chủ của hãng cho an toàn mặc dù thấy mọi người hay đặt qua 3rd party cơ mà nhiều khi ko đảm bảo lắm. Có lần ko để ý mình bị các bạn 3rd party tự nối chuyến, dỡ đồ các kiểu rồi tự đổi terminal ơ sân bay mệt nghỉ luôn may chưa dịnh vụ delay nào không thì hết hơi. Từ đó mình chỉ đặt trên trang hãng =))

    • Reply
      sildi07
      February 22, 2018 at 11:41 am

      ôi mới nhớ ra bạn từng qua NY vs DC chơi rồi mà, tui là đứa đi spam comment chứ đâu xa =]]]

      • Reply
        Mimidory
        February 22, 2018 at 11:56 am

        hehe xin chào!!! Chúc mừng năm mới Châu ^^, chúc bạn năm mới có nhiều niềm vui và đột phá và có cơ hội bay nhảy nhiều nơi nhaaa <3

        Thỉnh thoảng đang làm việc mà thấy có comment trên fb là tui vui lắm nên yên tâm ko sao đâu :"> :)).

        Uah mình đã qua NY và DC ùi, đợt bay qua Boise mình cũng bay Southwest airline thấy ok phết. T mấy lần thấy các trang 3rd party rẻ hơn 1 tý nhưng thấy hơi risky nên cũng hơi rén :”> :))

    Leave a Reply